Bệnh do Eimeria spp gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh làm tăng số gà còi, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con, làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ.
Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10 – 30 ngày tuổi.
2.TRIỆU CHỨNG
Thể cấp tính:
Gà bị đi ỉa, phân lẫn máu.
Gà gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.
Gà ủ rũ, bỏ ăn, nằm tụm đống kêu khác lạ.
Thể mạn tính:
Gà chậm lớn.
Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đem
3 BỆNH TÍCH
Gà gầy ướt, thiếu máu, da nhợt nhạt, manh tràng chứa toàn máu (nếu cầu trùng manh tràng). Ruột non viêm xuất huyết điểm tràn lan, chứa đầy máu. Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ, chất chứa lẫn máu.
4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
TRỊ BỆNH
– Vệ sinh : thay đệm lót chuồng, phun Vinadin 10% 10ml/1l nước 1 lần/ngày
– Đối với cầu trùng phân sáp: dùng Vinacoc ACB 2g/1l nước pha nước cho uống, liên tục 5 – 7 ngày.
– Đối với cầu trùng máu tươi: dùng Anticoccid 1g/1l nước cho 5 kgP cho uống, liên tục 5 – 7 ngày.
– Bổ trợ bằng Mix 200 2g/1l nước.
PHÒNG BỆNH Phòng bệnh cầu trùng bằng vắc xin cầu trùng Cocvac cho toàn đàn vào lúc 3 – 7 ngày tuổi.
Quy trình phòng bệnh cầu trùng trên gà bằng Vắc xin:
Loại gia cầm
Thời gian
Loại vắc xin
Cách dùng
Gà thịt công nghiệp
3 – 7 ngày tuổi
Vắc xin nhược độc phòng bệnh cầu trùng tam giá ở gà – E.tenella (chủng PTMZ), E.maxima (chủng PMHY) và E.acervulina (chủng PAHY)
Pha 01 lọ vắc xin loại 2000 liều/lọ với 12 lít nước, sau đó đổ 01 lọ huyễn dịch huyền phù loại 100g/lọ vào 12 lít nước đã pha với vắc xin. Lượng vắc xin này phải được gà uống hết trong 4 – 6 tiếng sau khi pha.
Gà giống và gà hướng trứng
3 – 7 ngày tuổi
Vắc xin nhược độc phòng bệnh đa giá ở gà – E.tenella (chủng PTMZ), E.necatrix (chủng PNHZ), E.maxima (chủng PMHY) và E.acervulina (chủng PAHY)
Pha 01 lọ vắc xin loại 1000 liều/lọ với 6 lít nước, sau đó đổ 01 lọ huyễn dịch huyền phù loại 50g/lọ vào 6 lít nước đã pha với vắc xin. Lượng vắc xin này phải được gà uống hết trong 4 – 6 tiếng sau khi pha.
Nếu không có vắc xin có thể dùng thuốc Vinacoc ACB hoặc Anticoccid theo liều phòng bằng ½ liều điều trị từ ngày thứ
Nguồn: https://valuedandloved.com
Xem thêm bài viết khác: https://valuedandloved.com/suc-khoe/
Xem thêm Bài Viết:
- Top 5 cách trị ho cho trẻ tại nhà tốt và hiệu quả nhất
- Tiết lộ cách giải bùa kinh nguyệt nhanh chóng và đơn giản nhất
- Biến chứng suy giáp, cường giáp và các bệnh tuyến giáp khác là gì?
- [Hỏi đáp chuyên gia] Run tay do cường giáp có khỏi được không?
- Bị suy giáp sau điều trị cường giáp phải làm sao PGS TS Trần Đình Ngạn phân tích