Chùa Phước Tường tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông, do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn năm 1741. Theo lời các bô lão thì ngôi chùa bấy giờ ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú), cách địa điểm hiện nay khá xa.
Năm Giáp Ngọ (1834) đời Minh Mạng, trụ trì đời thứ tư là Từ Minh, dời chùa đến địa điểm hiện nay
tính đến nay chùa Phước Tường đã trải qua 11 đời trụ trì gồm Chư Hòa Thượng : Linh Quang-Phật Chiếu, Phước Quang-Tổ Chơn, Đức An-Tổ Thuận, Diệu Minh-Tiên Hiền, Thắng Phước-Minh Huệ, Thích Như Tần, Thích Tâm Thọ, Thích Hóa Thông, Thích Pháp Ấn, Thích Bửu Ngọc, Thích Nhựt An
Chùa Phước Tường nằm trên khu đất gần 3ha, nhiều cây cổ thụ. Sân chùa rộng rãi thoáng mát có các tượng Phật và các tháp mộ của các vị Sư Tổ
Mặc dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu nhưng ngôi chùa gần 300 năm tuổi vẫn giử nét cổ xưa. Chùa có 3 nóc xếp đọi theo hình chữ “khẩu”. Phía trước là tiền điện, một ngôi nhà ba gian hai chái; giữa là chánh điện, sau là giảng đường, nhà Giám Trai và nhà kho. Các công trình này đều bằng gỗ quý, mái ngói âm dương, rêu phong cổ kính.
Chánh điện được trưng bày khá nhiều tượng Phật cổ, và bức hoành phi mang dòng chữ ‘Phước Tường Tự’ có niên đại từ đời vua Minh Mạng 1834, bàn thờ chính thờ Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai), bộ tượng bằng gỗ, thếp vàng. Cũng tại bàn thờ này còn có thờ Di Đà Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Thích Ca thành đạo (phong cách Khmer), Tất Đạt Đa giáng thế, Di Lặc, Kim Cương, kể cả Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu.
Xung quanh chánh điện là bàn thờ Thập Điện Minh Vương, Quan Thánh Đế Quân, Phật Dược Sư, Long Vương,… Trên có tấm hoành phi khắc bốn chữ “Thôi tà phụ chính” (Đuổii tà giúp chính).
phía sau bàn thờ chánh điện là bàn thờ Tổ, thờ Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma và các vị cao tăng đã trụ trì chùa. Nơi tiếp khách và học tập của các thầy trong chùa là giảng đường.
Phía sau là sân Thiên tĩnh, nơi đây giống như một cái giếng trời, ở dưới có Hòn non bộ, trên là khoảng trống giữa bốn bên mái ngói, đây là nơi dùng để hứng nắng, gió, mưa, tạo bầu không gian mát mẻ, thông thoáng cho bên trong chùa. Nơi đây có bàn thờ Mẹ sanh – Mẹ Độ (bộ tượng có 7 nữ thần chính và 2 nữ thần bồng con đứng hầu).
Hiện nay chùa Phước Tường có 53 pho tượng, 13 bức hoành phi, câu đối và nhiều bao lam, thần vọng, bài vị được chạm trong khoảng năm 1921, Một số tương gỗ ở chùa tạc vào đầu thế kỷ 19, còn nét thô phát nhưng có giá trị lớn của cổ vật niên đại hàng trăm năm.
Chùa Phước Tường là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và được công nhận Di Tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
Nguồn: https://valuedandloved.com
Xem thêm bài viết khác: https://valuedandloved.com/du-lich/
Con xin thiện nguyen phát tâm gởi môt số quân ao den chùa phươc tuong.để góp phần gởi đến những nguời có hoàng cảnh khó khăn.nam mô a di đà phật.
Good place to go Nam mô a di đà phật 🙏🙏🙏💐🌷🌹