Viêm da nhiễm khuẩn – Viêm da mủ là gì?
Bình thường trên da có nhiều tạp khuẩn, phần lớn là tụ cầu và liên cầu. Các vi khuẩn tập trung nhiều nhất là ở những vùng có nhiều lông, vùng thường đổ mồ hôi, ở các nếp kẽ, các lỗ chân lông. Những nơi tập trung mồ hôi, chất bã nhờn, bụi bẩn cũng là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào da gây bệnh viêm da nhiễm khuẩn hay còn gọi là viêm da có mủ.
1. Viêm da nhiễm khuẩn – Viêm da mủ là gì?
Da là bề mặt lớn nhất trong cơ thể, có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, da cũng có thể bị nhiễm trùng hay còn gọi là nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng da là do nhiều mầm bệnh gây ra và các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Phần lớn các bệnh về da ở mức độ nhẹ có thể điều trị được bằng thuốc không kê đơn và các biện pháp khắc phục tại nhà, trong khi các nhiễm trùng da nặng hơn có thể cần được chăm sóc y tế.
Da người còn là “đất sống màu mỡ” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Các loại vi khuẩn thường gặp nhất là tụ cầu (staphylococcus) và liên cầu (streptococcus). Ở điều kiện bình thường, các vi khuẩn này không gây bệnh trên da, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể suy yếu, tình trạng vệ sinh da kém, môi trường nóng nực, ngứa ngáy, gãi, chấn thương ở da, bệnh đái tháo đường…) thì các vi khuẩn này sẽ tăng độc tính và gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da, điển hình nhất là viêm da mủ.
2. Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn
Tụ cầu khuẩn thường gây tổn thương ở nang lông. Có những thể bệnh chính sau:
Viêm nang lông nông
Viêm tại vị trí nông, ở đầu lỗ chân lông. Ban đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, có cảm giác đau, sau đó hình thành mụn mủ nhỏ, xung quanh chân lông có quầng viêm hẹp. Vài ngày sau, các nốt mụn mủ khô và để lại một vảy tiết màu nâu sẫm. Sau cùng, vảy bong tróc đi và không để lại sẹo.
Viêm nang lông sâu
Biểu hiện: xung quanh nang lông bị sưng tấy nhiều cụm, quanh lỗ chân lông có mụn mủ. Mụn mủ có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành đám, màu đỏ, cứng cộm, gồ ghề, khi nặn sẽ ra mủ. Viêm nang lông sâu thường tập trung ở vùng cằm, gáy, vùng da đầu… thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát.
Đinh nhọt
Đây cũng là một trong những tình trạng viêm nang lông. Nếu nhọt to, mọc nhiều, có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết lân cận sưng đau. Nhọt mọc ở lỗ tai thường rất đau, dân gian còn gọi tên là “đằng đằng”. Nhọt ở quanh miệng còn được gọi là “đinh râu”, rất nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết dễ gây tử vong.
Nhọt đinh gặp ở gáy, lưng, mông do tụ cầu vàng có độc tính rất cao, thường gặp ở người già yếu, người nghiện rượu, đái tháo đường, ăn uống kém. Khi vỡ, mủ có nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong, có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
Nhọt ổ gà
Đây cũng là một viêm nang lông, kèm theo viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách, tạo thành một túi mủ sâu ở bì và hạ bì. Tổn thương nổi thành cục, thường ở vùng nách, ban đầu nhọt cứng sau mềm dần, vỡ mủ. Có thể có một hoặc nhiều nhọt ổ gà trong một hố nách. Bệnh thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát, nhất là về mùa hè.
—————————————————————————————————————————————-
Hotline: 0896671878
Website:
Youtube channel:
Fanpage:
Shopee:
Sendo:
—————————————————————————————————————————————-
Thấy hay hãy like, share, comment and subscribe để ủng hộ nhà thuốc ra thêm nhiều clip chia sẽ bệnh cho mọi người!
Nguồn: https://valuedandloved.com
Xem thêm bài viết khác: https://valuedandloved.com/suc-khoe/
Xem thêm Bài Viết:
- Top 5 cách trị ho cho trẻ tại nhà tốt và hiệu quả nhất
- Tiết lộ cách giải bùa kinh nguyệt nhanh chóng và đơn giản nhất
- Biến chứng suy giáp, cường giáp và các bệnh tuyến giáp khác là gì?
- [Hỏi đáp chuyên gia] Run tay do cường giáp có khỏi được không?
- Bị suy giáp sau điều trị cường giáp phải làm sao PGS TS Trần Đình Ngạn phân tích